Ảnh hưởng của Bhagavad Gita Bhagavad_Gita

Một phần loạt bài về
Kinh văn Hindu
Vedas
Rigveda · Yajurveda
Samaveda · Atharvaveda
Vedic divisions
Samhita · Brahmana
Aranyaka  · Upanishad
Upanishads
Aitareya  · Bṛhadāraṇyaka
Īṣa  · Taittirīya · Chāndogya
Kena  · Muṇḍaka
Māṇḍūkya  ·Praśna
Vedanga
Shiksha · Chandas
Vyakarana · Nirukta
Jyotisha · Kalpa
Itihasa
Mahabharata · Ramayana
Các kinh văn khác
Smriti · Purana
Bhagavad Gita · Sutra
Pancharatra · Tantra
Kumara Vyasa Bharata · Stotra
Hanuman Chalisa · Ramacharitamanas

Trong nhiều cách thức văn bản có vẻ như là không đồng nhất, Gita đã hòa giải được nhiều khía cạnh và trường phái khác nhau của triết lý Hindu, bao gồm cả của những người có nguồn gốc Brahman (chính thống Veda) và những truyền thống khổ hạnh và Yoga đi song song với đó. Nó bao gồm Vedic chủ yếu (cũng giống như là trong bốn cuốn Veda, ngược lại với Upanishads/Vedanta), Upanishadic, Sankhya và các triết lý Yoga. Với sự sâu sắc về mặt tôn giáo của nó, rút ra phần tinh túy của Upanishad và triết lý Yoga và vẻ đẹp của các câu thơ, Bhagavad Gita là một trong những văn bản quan trọng và có sức thuyết phục nhất của truyền thống Hindu. Nó được xem bởi nhiều người như là một trong kinh văn tôn giáo và tâm linh vĩ đại nhất.

Gita luôn luôn là một văn bản đem lại sự sáng tạo cho các tu sỹ Hindu và các Yogis. Mặc dù nó không phải là một phần của 'bộ kinh' trong kinh Veda, hầu hết các truyền thống Hindu đều xem Gita như là một văn bản có thẩm quyền. Một số người cho rằng nó có thể được thêm vào Mahabharata vào một thời điểm sau đó, nhưng điều này chỉ là tự nhiên bởi vì nó có vẻ như là một Upanishad (lời bình giảng theo sau kinh Veda) trong ý nghĩ hơn là một Purana (sử thi), mà Mahabharata là một phần của truyền thống đó.

Đối với các trường phái Vedanta của triết lý Hindu, nó thuộc về một trong ba văn bản nền tảng (Sanskrit: Prasthana Trayi, theo nghĩa đen là 3 điểm khởi hành)(hai văn bản kia là UpanishadBrahma Sutra). Tất cả các trường phái đó đều được yêu cầu phải viết khảo luận về cả ba tác phẩm đó. Bài khảo luận xưa nhất còn tồn tại là từ Adi Shankara nhưng ông đề cập đến một số nhà bình luận xưa hơn. Ông được đi theo bởi các nhà bình luận cổ điển như là Anandagiri, Shridhara Swami, Madhusūdana Sarasvatī, Ramanuja, Madhvacharya, Nimbarka, VallabhaDnyaneshwar. Trong khi các văn bản truyền thống được bình luận bởi nhiều học giả, bao gồm cả Adi Shankara và Ramanuja, chứa 700 câu, một phiên bản khác từ Kashmir có thêm 15 câu. Triết gia nổi tiếng Abhinavagupta (thế kỉ thứ 10-11) đã viết một bài bình luận về phiên bản này gọi là Gitartha-Samgraha. Các học giả cổ đại và trung cổ (như là Vedanta Desika trong Tatparya-Chandrika) có vẻ như là có biết đến những câu thêm vào đó nhưng không bình luận gì về chúng.

Trong nhũng nhà thông thái và triết gia lớn đã có nguồn cảm hứng từ Bhagavad Gita là Sri Chaitanya Mahaprabhu, người đã khởi xướng việc hát chân ngôn "Hare Krishna" trong công chúng.

Mahatma Gandhi lấy ra được sức mạnh đạo đức vĩ đại từ Bhagavad gita, rõ ràng từ lời của ông:

"The Geeta là người mẹ toàn năng. Tôi tìm thấy sự vỗ về an ủi trong Bhagavadgeeta mà tôi không có ngay cả là trong Bài rao giảng trên núi. Khi sự thất vọng nhìn chằm chằm vào mặt tôi và chỉ một mình tôi không thấy một tia sáng, tôi quay trở về Bhagavad Gita. Tôi tìm một câu chỗ này và một câu ở chỗ kia, và tôi ngay lập tức mỉm cười trong khi tai họa đang tràn ngập khắp nơi - và cuộc đời tôi đầy những tai họa từ bên ngoài - và nếu như chúng không để lại một vết sẹo nào thấy được hay không xóa được trên tôi, tôi chịu ơn tất cả từ những lời dạy của Bhagavad Gita."

Swami Vivekananda, người theo Sri Ramakrishna, được biết đến nhiều qua các bài bình luận về bốn loại Yogas - Bhakti, Jnana, Karma và Raja Yoga. Ông rút ra kiến thức của mình từ Gita để diễn giải các loại Yoga này. Swami Sivananda khuyên rằng những Yogi thành tâm nên đọc các câu trong Bhagavad Gita hàng ngày. Paramahamsa Yogananda, người viết ra cuốn sách "Tự truyện của một nhà Yogi" nổi tiếng, xem Bhagavad Gita như là một trong những kinh điển linh thiêng nhất trên thế giới.

Sau khi chứng kiến vụ nổ hạt nhân đầu tiên trên thế giới vào năm 1945, J. Robert Oppenheimer, nhà vật lý Mỹ và giám đốc của Chương trình Manhattan, đã dẫn "Bây giờ tôi trở thành Thần Chết, người hủy diệt thế giới" dựa trên câu 32 trong Chương 11 của Bhagavad Gita.